Thông báo

Tin tức khác
-
Tuyển chọn thực tập sinh nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo Chương trình IM JAPAN Đợt 2/2025
04/04/2025
-
NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY, DOANH NGHIỆP THÁNG 4/2025 ( SỐ LIỆU ĐẾN NGÀY 02/4/2025)
03/04/2025
-
THÔNG BÁO NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH
24/03/2025
-
NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY, DOANH NGHIỆP THÁNG 3/2025 ( SỐ LIỆU ĐẾN NGÀY 20/3/2025)
21/03/2025
-
Thông báo về việc thay đổi mẫu lý lịch tư pháp xin cấp Visa chương trình EPS
20/03/2025
-
THÔNG BÁO ĐĂNG KÝ THI TIẾNG HÀN CHƯƠNG TRÌNH EPS NĂM 2025
19/03/2025
-
NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY, DOANH NGHIỆP THÁNG 3/2025 ( SỐ LIỆU CẬP NHẬT ĐẾN 16/3/2025)
17/03/2025
-
Cảnh báo hành vi lừa đảo người lao động tuyển chọn nghề hàn, nghề khuôn mẫu đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS
17/03/2025
-
NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG CÁC DOANH NGHIỆP THÁNG 02/2025 ( CẬP NHẬT ĐẾN NGÀY 26/02)
28/02/2025
-
Thông báo tuyển chọn ứng viên tham gia chương trình "Hand in Hand for International Talents"
24/02/2025
Thông báo tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc trong ngành công nghiệp gốc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (Chương trình EPS) năm 2025
1. Thông tin chung
1.1. Thông tin Chương trình EPS
Được thực hiện theo Bản ghi nhớ được ký giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (nay là Bộ Nội vụ) và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc. Từ năm 2004 đến nay đã có hơn 140.000 lượt lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình này.
1.2. Cơ quan thực hiện
- Trung tâm Lao động ngoài nước (COLAB) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nội vụ được giao là đầu mối phối hợp với phía Hàn Quốc và các cơ quan, đơn vị chức năng của Việt Nam triển khai tuyển chọn, đào tạo và phái cử người lao động.
- Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) là cơ quan được Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc giao phối hợp với cơ quan chức năng phía Việt Nam tổ chức, triển khai. Việc tổ chức phỏng vấn thi tuyển, ra đề thi sát hạch tay nghề, đề thi tiếng Hàn và công tác chấm thi do HRD Korea chịu trách nhiệm.
2. Kế hoạch tuyển chọn lao động ngành công nghiệp gốc năm 2025
2.1. Ngành tuyển chọn: Nghề Hàn, Nghề Khuôn mẫu
- Nghề Hàn: được đào tạo nghề Hàn hoặc ngành có đào tạo modul Hàn (đã được đào tạo lý thuyết và thực hành modul Hàn);
- Nghề Khuôn mẫu: được đào tạo nghề Cắt gọt kim loại hoặc các ngành có đào tạo các modul Tiện, Phay, Mài (đã được đào tạo lý thuyết và thực hành các modul Tiện, Phay, Mài).
2.2. Số lượng tuyển chọn:
- Nghề hàn: 700 người
- Nghề khuôn mẫu: 300 người
2.3. Đối tượng và điều kiện tuyển chọn
(1) Học sinh, sinh viên đang học nghề Hàn, nghề Khuôn mẫu hệ trung cấp trở lên tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
(2) Quân nhân, công an xuất ngũ từ năm 2024 trở lại đây, đã và đang sử dụng thẻ học nghề được Bộ Quốc phòng cấp khi xuất ngũ để học nghề Hàn, nghề Khuôn mẫu tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
(3) Người lao động đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc trong ngành đóng tàu có hồ sơ đăng ký dự tuyển hết hạn nhưng không có nguyện vọng gia hạn hồ sơ theo ngành này và đã được đào tạo các nghề (các nghề thuộc danh mục ngành: Kỹ thuật Cơ khí và Cơ kỹ thuật; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng; Xây dựng) từ hệ trung cấp trở lên hoặc có kinh nghiệm làm việc đến nghề Hàn, nghề Khuôn mẫu.
(4) Người lao động đã tham gia đợt thi tiếng Hàn năm 2024 ngành SXCT đạt điểm tiếng Hàn từ 110 – 145 điểm và đã được đào tạo các nghề (các nghề thuộc danh mục ngành: Kỹ thuật Cơ khí và Cơ kỹ thuật; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng; Xây dựng) từ hệ trung cấp trở lên hoặc có kinh nghiệm làm việc liên quan đến nghề Hàn, nghề Khuôn mẫu.
- Đáp ứng đủ các điều kiện tuyển chọn lao động tham dự Chương trình EPS, gồm:
+ Từ 18 đến 39 tuổi (độ tuổi trong khoảng thời gian từ ngày 01/04/1985 đến ngày 13/04/2007);
+ Không có án tích theo quy định của pháp luật;
+ Chưa từng trục xuất khỏi Hàn Quốc;
+ Nếu đã từng cư trú tại Hàn Quốc (bao gồm cư trú hợp pháp và bất hợp pháp) theo visa E9 (lao động EPS) hoặc (và) visa E10 (thuyền viên tàu đánh cá) thì thời gian cư trú phải dưới 05 năm;
+ Không bị cấm xuất cảnh Việt Nam;
+ Đủ sức khỏe để làm việc theo quy định của Hàn Quốc, không bị mù màu, rối loạn sắc giác; không bị mắc các bệnh giang mai, lao phổi, dương tính với chất gây nghiện.
※Lưu ý: Người lao động được chẩn đoán mắc các bệnh truyền nhiễm như giang mai, lao phổi sẽ bị loại vì không đủ tiêu chuẩn trong kiểm tra y tế và đang sử dụng ma túy sẽ bị buộc phải rời khỏi Hàn Quốc nếu được chẩn đoán dương tính với ma túy tại Hàn Quốc.
2.4. Kế hoạch tuyển chọn
Thời gian
thông báo tuyển chọn
Tiếp nhận
hồ sơ đăng ký
tham gia
Phỏng vấn
Đào tạo nghề
và tiếng Hàn
Tuyển chọn
(thi sát hạch
tay nghề, phỏng vấn tiếng Hàn)
31/03
31/03 ~ 13/04
05/05 ~ 16/05
26/05 ~ 24/08
25/08 ~ 29/08
Thi tiếng Hàn
lần 1
Thi tiếng Hàn
lần 2
Thông báo kết quả thi tiếng Hàn
Gửi hồ sơ
sang Hàn Quốc
03/09 ~ 05/09
10/09
15/09
Trước 30/09
2.5. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia
- Đăng ký tham gia và nộp hồ sơ tại Cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi đang học tập: đối với đối tượng là học sinh, sinh viên (bao gồm cả quân nhân, công an xuất ngũ từ năm 2024 trở lại đây đang học nghề Hàn, nghề Khuôn mẫu bằng thẻ học nghề được Bộ Quốc phòng cấp khi xuất ngũ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp).
Hồ sơ đăng ký tham gia gồm:
+ Đơn đăng ký (Tải biểu mẫu tại đây)
+ Bản kê khai thông tin (Tải mẫu tại đây)
+ Bản cam kết dành cho ứng viên đăng ký tham gia chương trình (tải mẫu tại đây)
+ Bản cam kết dành cho những ứng viên đã từng làm việc tại Hàn Quốc (Tải mẫu tại đây)
+ Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc Thẻ Căn cước;
+ Bản sao thẻ học viên/sinh viên và bảng điểm có xác nhận của Trường (qua từng tháng, năm học); Bản sao Quyết định về việc công nhận thí sinh trúng tuyển của Nhà trường kèm theo danh sách; Bản sao Giấy báo trúng tuyển của Trường; Bản sao Quyết định của Trường về việc thành lập lớp, kèm theo danh sách học viên của lớp;
+ Giấy khám sức khỏe của bệnh viện đa khoa cấp tỉnh hoặc tương đương (kèm theo kết quả các xét nghiệm lao phổi, giang mai và kiểm tra thị lực, sắc giác và chất gây nghiện);
+ Bản sao Quyết định xuất ngũ đối với quân nhân, công an xuất ngũ;
+ Các chứng chỉ, giấy tờ liên quan khác nếu có (chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ nghề nghiệp).
- Đăng ký tham gia và nộp hồ sơ tại Sở Nội vụ các địa phương: Đối với đối tượng là người lao động đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc trong ngành đóng tàu; Người lao động đã tham gia đợt thi tiếng Hàn năm 2024 ngành SXCT đạt điểm tiếng Hàn từ 110 – 145 điểm; Quân nhân, công an xuất ngũ từ năm 2024 trở lại đây sử dụng thẻ học nghề được Bộ Quốc phòng cấp khi xuất ngũ để học nghề Hàn, nghề Khuôn mẫu và đã hoàn thành khóa học nghề).
Hồ sơ đăng ký tham gia gồm:
+ Đơn đăng ký (Tải mẫu tại đây)
+ Bản kê khai thông tin (Tải mẫu tại đây)
+ Bản cam kết dành cho ứng viên đăng ký tham gia chương trình (Tải mẫu tại đây)
+ Bản cam kết dành cho những ứng viên đã từng làm việc tại Hàn Quốc (Tải mẫu tại đây)
+ Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc Thẻ Căn cước;
+ Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp/Chứng chỉ nghề;
+ Bản sao Quyết định xuất ngũ đối với quân nhân, công an xuất ngũ;
+ Giấy xác nhận quá trình đóng BHXH do cơ quan BHXH cấp hoặc ảnh chụp quá trình đóng BHXH tại các ứng dụng VssID (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) hoặc VNeID (Bộ Công an) để chứng minh về kinh nghiệm làm việc của người lao động.
+ Giấy khám sức khỏe của bệnh viện đa khoa cấp tỉnh hoặc tương đương (kèm theo kết quả các xét nghiệm lao phổi, giang mai và kiểm tra thị lực, sắc giác và chất gây nghiện);
+ Các chứng chỉ, giấy tờ liên quan khác nếu có (chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ nghề nghiệp).
2.6. Phương thức tuyển chọn và đào tạo
a. Phương thức tuyển chọn:
- Vòng 1 (Kiểm tra hồ sơ): Số lượng người lao động đạt yêu cầu hồ sơ được tham gia vòng phỏng vấn: gấp 02 lần số người theo chỉ tiêu tuyển chọn.
- Vòng 2 (Phỏng vấn): Số người lao động đạt vòng phỏng vấn, được tham dự khóa đào tạo nghề và tiếng Hàn: gấp 1,2 lần số người theo chỉ tiêu tuyển chọn.
(Khuyến khích người lao động biết tiếng Hàn khi tham gia phỏng vấn)
b. Tham gia khóa đào tạo nghề và tiếng Hàn:
- Người lao động đạt yêu cầu qua vòng phỏng vấn phải tập trung để tham gia khóa đào tạo nghề và tiếng Hàn tại các cơ sở đào tạo nghề do Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) lựa chọn ở Hà Nội và Nghệ An.
- Khóa đào tạo nghề và tiếng Hàn: đào tạo nghề song song với đào tạo tiếng Hàn, tổng thời gian đào tạo nghề và tiếng Hàn trong 03 tháng với thời lượng đào tạo nghề là 120 giờ, thời lượng đào tạo tiếng Hàn là 300 tiết học.
c. Tuyển chọn:
- Sau khi kết thúc khóa đào tạo nghề và tiếng Hàn, người lao động phải tham gia kỳ thi tuyển chọn (sát hạch tay nghề và phỏng vấn tiếng Hàn) do HRD Korea thực hiện (nội dung sát hạch tay nghể kèm theo thông báo).
- Người lao động đạt yêu cầu qua thi sát hạch tay nghề và phỏng vấn tiếng Hàn (đạt từ 120/200 điểm trở lên) sẽ được tham dự kỳ thi năng lực tiếng Hàn.
- Chỉ những người có điểm thi năng lực tiếng Hàn đạt yêu cầu (đạt từ 90/200 điểm trở lên) mới được làm hồ sơ đăng ký dự tuyển để giới thiệu cho doanh nghiệp Hàn Quốc tuyển dụng.
Việc tổ chức phỏng vấn thi tuyển, ra đề thi sát hạch tay nghề, đề thi tiếng Hàn và công tác chấm thi do HRD Korea chịu trách nhiệm.
3. Chi phí tham gia khoá đào tạo, thi năng lực tiếng Hàn và xuất cảnh
Người lao động nếu trúng tuyển sẽ phải nộp các chi phí sau:
- Chi phí khóa đào tạo nghề và tiếng Hàn (đã bao gồm chi phí thi sát hạch tay nghề):
+ Nghề Hàn: Từ 9 – 10 triệu đồng/người;
+ Nghề Khuôn mẫu: Từ 7 – 8 triệu đồng/người;
Khoản chi phí đào tạo nghề, người lao động nộp trực tiếp cho đơn vị tổ chức đào tạo.
+ Chi phí đào tạo tiếng Hàn: 4.250.000 đồng/người;
- Lệ phí đăng ký dự thi tiếng Hàn: người lao động đóng số tiền Việt Nam tương đương với 28 USD theo quy định của phía Hàn Quốc.
- Người lao động đạt yêu cầu qua kỳ thi năng lực tiếng Hàn, được doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn ký hợp đồng lao động sẽ phải nộp chi phí phái cử số tiền Việt Nam tương đương 630 USD, chi phí hành chính xin cấp visa 390.000 đồng và ký quỹ 100 triệu đồng theo quy định chung đối với người lao động tham gia Chương trình EPS.
Ngoài các khoản nêu trên, người lao động không phải phải nộp thêm bất cứ chi phí nào khác.
Lưu ý: Người lao động tham dự khóa đào tạo tập trung phải ở ký túc xá của cơ sở đào tạo, các chi phí tiền ký túc xá, tiền ăn nộp trực tiếp cho các đơn vị cung cấp dịch vụ. Các chi phí đào tạo nghề và tiếng Hàn đã nộp không được hoàn lại, ngoại trừ lệ phí thi tiếng Hàn nếu người lao động không dự thi.
4. Quyền lợi của người lao động tham gia Chương trình
- Được phía Hàn Quốc ưu tiên giới thiệu cho doanh nghiệp Hàn Quốc ngành công nghiệp gốc lựa chọn. Cơ chế giới thiệu hồ sơ được thực hiện theo quy định của Chương trình EPS, người lao động trúng tuyển không đảm bảo chắc chắn sẽ được sang Hàn Quốc làm việc.
- Trường hợp được doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn, ký hợp đồng lao động sẽ làm việc tại Hàn Quốc với thời hạn tối đa là 3 năm, kết thúc thời hạn 3 năm, nếu doanh nghiệp Hàn Quốc có nhu cầu sẽ được gia hạn tối đa 01 năm 10 tháng; có cơ hội tái nhập cảnh Hàn Quốc làm việc theo Chương trình EPS;
- Được hưởng mức lương cơ bản (năm 2025 mức lương cơ bản của Hàn Quốc là 2.096.270 won/tháng, quy đổi theo tỷ giá hiện nay khoảng hơn 38 triệu đồng), được hưởng tiền lương làm thêm giờ và tham gia các loại bảo hiểm theo quy định của Hàn Quốc.
Trung tâm Lao động ngoài nước không thu phí nộp hồ sơ dự tuyển, người lao động cần cảnh giác trước các thông tin lừa đảo , thu các khoản tiền trái quy định; nộp hồ sơ trực tiếp, khi đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn của Chương trình cho các Cơ quan được nêu ở trên.
Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ phối hợp với Văn phòng HRD Korea tại Việt Nam tiến hành kiểm tra hồ sơ, phỏng vấn trước khi đào tạo. Các trường hợp không đúng đối tượng, giả mạo hồ sơ, hợp lý hóa hồ sơ về thời gian học tập… sẽ không được tuyển chọn. Hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động sẽ không được hoàn trả lại trong mọi trường hợp.
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ VÀ THI SÁT HẠCH TAY NGHỀ HÀN
Lĩnh vực
đánh giá
Đánh giá chuyên ngành
Điểm số
Nội dung đánh giá
Đào tạo và Đánh giá quá trình đào tạo nghề hàn
Chuyên ngành
100
Bản vẽ
kỹ thuật hàn
4
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ như như ký hiệu hàn và góc hàn
An toàn
lao động
4
Học về an toàn và cách phòng tránh, và các kiến thức xử lý trong trường hợp khẩn cấp liên quan tới việc Hàn và việc thực hành an toàn lao động
Gia công
kim loại
8
Học các kỹ năng cơ bản thao tác bằng tay như gia công dây, cắt ống sử dụng công cụ
Cắt sử dụng Gas
10
Học các kỹ năng cơ bản cắt kim loại sử dụng các công cụ dùng Gas
Hàn que
hồ quang
46
Nắm được các kỹ năng hàn phù hợp cho các góc hàn và độ dầy khi hàn que hồ quang
Hàn C02
20
Thực hiện Hàn theo cách thức phù hợp thông qua việc học các nguyên tắc và đặc tính của hàn CO2
Áp dụng
thực hành
8
Thực hiện hàn theo các thức phù hợp Hàn que hồ quang và hàn CO2 dựa theo bản vẽ kỹ thuật
※ Điểm số được phân bổ tương đối dựa trên tỷ lệ bố trí số giờ học đối với mỗi mục đánh giá so sánh với thời lượng toàn bộ khóa học (120 giờ) của ngành đào tạo
※ Nội dung thi sát hạch tay nghề hàn, gồm: 3 bài thi ở các vị trí hàn 1G, 1F, 2F
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ VÀ THI SÁT HẠCH TAY NGHỀ KHUÔN MẪU
Đánh giá 4 tiêu chí: Gia công phay Khuôn, Đo Khuôn, Lắp ráp Khuôn, Tuân thủ quy định (thời gian, an toàn…)
Lĩnh vực
đánh giá
Nội dung
đào tạo
Điểm số
đánh giá
Đào tạo và Đánh giá quá trình đào tạo nghề khuôn mẫu
100 điểm
Lắp ráp
khuôn mẫu
Lý thuyết cơ bản về khuôn mẫu
3
Đọc hiểu bản vẽ khuôn ép nhựa
3
Kiểm tra các bộ phận lắp ráp khuôn ép nhựa
6
Hoàn thiện khuôn ép nhựa
10
Tuân thủ các quy định an toàn khi lắp ráp khuôn ép phun
5
Lắp ráp khuôn ép nhựa đơn giản
8
Sử dụng thiết bị đo kiểm
5
Gia công bằng máy phay
Bảo trì nhà xưởng (gia công bằng máy phay)
2
Nghiệp vụ cơ bản (gia công bằng máy phay)
8
Gia công bằng máy phay
5
Quản lý dụng cụ gia công bằng máy phay
2
Giải thích bản vẽ (gia công bằng máy phay)
2
Tuân thủ các quy định an toàn khi làm việc (gia công bằng máy phay
2
Gia công bằng máy tiện
Lựa chọn dụng cụ
2
Đọc bản vẽ (gia công bằng mày tiện)
5
Tuân thủ các quy định an toàn khi làm việc (gia công bằng máy tiện)
2
Nghiệp vụ cơ bản (gia công bằng máy tiện)
6
Nghiệp vụ tạo hình đơn giản
6
Gia công bằng máy mài
Tuân thủ các quy định tạo hình khi làm việc (gia công bằng máy mài)
2
Bảo trì nhà xưởng (gia công bằng máy mài)
2
Đọc bản vẽ (gia công bằng máy mài)
2
Quản lý dụng cụ
2
Nghiệp vụ cơ bản (gia công bằng máy mài)
6
Mài mặt phẳng
4
※ Điểm số được phân bổ tương đối dựa trên tỷ lệ bố trí số giờ học đối với mỗi mục đánh giá so sánh với thời lượng toàn bộ khóa học (120 giờ) của ngành đào tạo và tầm quan trọng của mỗi mục đối với ngành nghề
※ Nội dung thi sát hạch tay nghề Khuôn, gồm: các bài thi:
1. Gia công khuôn theo bản vẽ
2. Lắp ráp khuôn vào áo khuôn
Lưu ý: Phần đo kiểm tra khuôn và Tuân thủ quy định (An toàn công nghiệp, thời gian) sẽ đánh giá xuyên suốt tr