Thông báo
Tin tức khác
-
NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG THÁNG 12/2024 ( CẬP NHẬT ĐẾN NGÀY 10/12)
10/12/2024
-
Cảnh báo thông tin giả mạo lừa đảo về đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và Astralia (Úc)
09/12/2024
-
NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG THÁNG 11/2024 ( CẬP NHẬT ĐẾN NGÀY 25/11)
25/11/2024
-
THÔNG TIN CẢNH BÁO VỀ ĐI LÀM VIỆC TẠI NƯỚC NGOÀI THEO HỢ ĐỒNG
14/11/2024
-
THÔNG BÁO NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG THÁNG 11/2024 ( CẬP NHẬT ĐẾN NGÀY 06/11)
06/11/2024
-
TUI BLUE NAM HỘI AN THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ
23/10/2024
-
HƯỚNG DẪN NỘP HỒ SƠ BHTN TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM QUẢNG NAM
21/10/2024
-
THÔNG BÁO NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG THÁNG 10/2024 ( CẬP NHẬT ĐẾN NGÀY 16/10)
16/10/2024
-
THÔNG BÁO NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG THÁNG 10/2024 ( CẬP NHẬT ĐẾN NGÀY 15/10)
15/10/2024
-
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN – THƯƠNG MẠI TRUNG TÍN TUYỂN DỤNG KẾ TOÁN
14/10/2024
Phát triển thị trường lao động hiện đại làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước
Phát triển thị trường lao động hiện đại làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước
TS. Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH khẳng định: Thứ nhất, việc xây dựng hai đề án này là hết sức quan trọng để góp phần cụ thể hóa Nghị quyết TƯ 5 khóa XII về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, hướng tới xây dựng một thị trường lao động định hướng XHCN.
Chúng ta biết Nghị quyết TƯ 5 khóa XII về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN thì hợp phần quan trọng xây dựng thể chế về thị trường lao động định hướng XHCN là một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng và Nhà nước xác định.
Thứ hai, sau hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã xây dựng từng bước và căn bản những thể chế cơ bản của thị trường lao động định hướng XHCN. Để thực hiện chiến lược này, trong thời gian tới cần có những khuôn khổ về thể chế chính sách mới.
Hai Đề án này hết sức quan trọng, ngoài việc cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng về kinh tế thị trường XHCN, còn góp phần định hình hành lang pháp lý để phát triển các thể chế thị trường của thị trường lao động.
10 năm qua, thị trường lao động của chúng ta quy mô còn nhỏ, các thể chế thị trường lao động mới được thiết lập có hành lang pháp lý như Trung tâm Dịch vụ việc làm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm và các sàn giao dịch việc làm. Để bảo đảm những thể chế này hoạt động đồng bộ, hiện đại đúng như tinh thần của Nghị quyết TƯ 5 khóa XII về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, bắt buộc chúng ta phải có những hành lang pháp lý cho những thể chế này thực sự phát triển.
Câu hỏi đặt ralà, hai Đề án này phải giải quyết được vấn đề thực tiễn. 10 năm qua, thị trường lao động Việt Nam không những phát triển rất mạnh trong nước, thể hiện ở chỗ có những vùng thị trường lao động biến động, phát triển kết nối mạnh mẽ với thị trường lao động quốc tế, như Đông Nam Bộ hay Đồng bằng sông Hồng. Chúng ta có những thị trường lao động chuyên biệt, kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu rất mạnh, đặc biệt là nông nghiệp, thủy sản, như thị trường Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Đối với miền núi, chúngta phải cóthị trường riêngđể vừa bảo đảm phát triển hài hòa với trình độ phát triển của miền núi, nhưng cũng đúng với việc phát huy những ưu tiên của Đảng, Nhà nước đối với chính sách miền núi và chính sách dân tộc. Đề án này phải giải quyết được những điểm căn bản đó.
TS Vũ Trọng Bình cho rằng, chính vì vậy, Đề án phải bảo đảm phủ sóng được những thị trường khác nhau, phù hợp với thực tiễn. Cho nên chúng tôi mới gọi là đa tầng, mỗi tầng có một trình độ phát triển khác nhau. Mỗi tầng cụ thể hóa quan điểm của Đảng là vai trò của Nhà nước và thị trường phải được xác định rất rõ. Nhà nước và thị trường quan hệ như thế nào trong thị trường ở vùng miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và ở vùng Đông Nam Bộ rất khác nhau. Nếu như ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng thì vai trò của Nhà nước có tính chất kiến tạo nhiều hơn, hỗ trợ nhiều hơn. Ở vùng miền núi thì Nhà nước có tính chất thu hút, thậm chí có những nơi Nhà nước phải tạo những cơ chế để đưa cho người lao động tham gia vào thị trường.
Đa lĩnh vực có nghĩa là thị trường có nhiều lĩnh vực, nhiều ngành. Với những lĩnh vực mà chuỗi giá trị kết nối chặt chẽ với chuỗi giá trị của thế giới, ở đây phải có những thị trường chuyên nghiệp và tuântheo luật chơi quốc tế hết sức chặt chẽ. Thí dụ, nếu lao động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, người lao động phải đạt tiêu chí, kể cả việc sử dụng người lao động cũng phải đúng theo chuẩn mực quốc tế.
Hiện Bộ LĐ-TB&XH đang làm việc với Ban Kinh tế Trung ương và Tổ chức Lao động quốc tếILOđể đánh giá, xây dựng chính sách về việc dịch chuyển lao động phi chính thức. Kể cả các nước phát triển cũng vẫn tồn tại vấn đề lao động phi chính thức.
Việc lao động dịch chuyển phi chính thức sang chính thức phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp của nền kinh tế. Nền kinh tế càng chuyên nghiệp, tổ chức càng mạnh mẽ thì sự dịch chuyển này càng mạnh do sự dịch chuyển đòi hỏi chi phí của thị trường lao động. Khi thị trường càng liên thông thì sự dịch chuyển càng nhanh. Ngược lại thị trường nhỏ lẻ thì sẽ đòi hỏi chi phí lớn.
Việcchuyển từ lao động phi chính thứcsang chính thứcchúng ta phải tính đến lĩnh vực để thúc đẩy chính thức hóa. Nếu tính toán không kỹ sẽ khiến chi phí thị trường tăng lên, làm cản trở hoạt động của chính công ăn việc làm.
Vấn đề nữa là quy hoạch dịch vụ phải gắn với quy hoạch đô thị. Tại Việt Nam đang có tình trạng quy hoạch chưa đồng bộ. Trong quy hoạch kinh tế chúng ta ít có quy hoạch xã hội gắn với quy hoạch đô thị.
Chúng tôi rất trăn trở để xây dựng một hệ thống an sinh xã hội cho thị trường lao động phi chính thức đơn giản và hiệu quả hơn để người lao động có giá đỡ.
Trong thị trường lao động hiện nay, vấn đề cần quan tâm là dịch chuyển của khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức. Hiện nay có 56 triệu lao động, mới có 20 triệu lao động trong quan hệ lao động. Đây là số lao động có việc làm ổn định hơn và thu nhập tốt hơn, có sự bảo vệ tốt hơn, có BHXH và BHYT.
Còn lại lao động hoàn toàn không có ai bảo hộ trong khi chúng ta thực hiện Nghị quyết 28 của BCH T.Ư về cải cách chính sách BHXH, thực hiện BHYT, BHXH toàn dân nhằm bảo vệ người lao động ở tất cả các khu vực tốt hơn.
Việc chuyển được lao động ở thị trường phi chính thức sang khu vực chính thức là nguyên lý của thị trường lao động. Mục tiêu là hướng đến điều này nhưng là quá trình dài. Cần phải có biện pháp để phát triển.
Về vấn đề giải quyết việc làm cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân,phải thực hiện nguyên lý “lynông bất lyhương”. Đây là bài học của Trung Quốctrong nhiều năm. Tức là tách lao động khỏi nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp nhưng không rời quê hương, không đặt gánh nặng lên các khu công nghiệp và đô thị.
Bên cạnh khu vực chính thức, còn tồn tại khu vực phi chính thức. Khu vực phi chính thức cung cấp công ăn việc làm, sinh kế cho nhiều người lao động và gia đình họ. Khu vực này dễ tham gia và không có rào cản, quy định về vốn và kỹ năng nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào người lao động cũng tham gia được thị trường này và thị trường phi chính thức sẽ còn tồn tại lâu dài và phát triển. Chúng ta cần từng bước nâng cao chất lượng của thị trường phi chính thức, giúp lao động có động lực để chuyển đổi sang thị trường chính thức.
Khu vực thị trường lao động có thể phân theo ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hiện có xu hướng chuyển dịch lao động ra khỏi thị trường nông nghiệp, cần lưu ý đến việc chuyển đổi ra khỏi nông nghiệp nhưng không ra khỏi nông thôn. Vì nếu vẫn để dòng di chuyển ra thành thị như hiện nay, nhìn chung sẽ làm tăng khu vực phi chính thức ở thành thị.
Việc di chuyển lao động tới khu công nghiệp lớn gây ra áp lực tới an sinh xã hội. Vấn đề chăm sóc sức khỏe, an toàn việc làm của người lao động. Thực tế, chúng tôi rất khó để tiếp cận với các lao động nữ trong các khu công nghiệp vì họ gần như bị tách biệt khỏi xã hội, không được chăm sóc sức khỏe sinh sản, không có thông tin về hôn nhân… Nên khi hết tuổi, lao động trẻ, quay về quê thì có nhiều vấn đề xã hội ở quê cần giải quyết.
Đề án cần quy hoạch phát triển vùng như thế nào để rút lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp nhưng không ra khỏi nông thôn và không dịch chuyển quá xa như hiện nay để gây ảnh hưởng tới cuộc sống và hệ lụy với người lao động.
Giao dịch việc làm trực tuyến hiện nay đang ở xu thế chuyển dịch mạnh mẽ trên mạng xã hội. Vấn đề đặt ra hiện nay là xây dựng hệ thống quản trị của Nhà nước để quản lý, chứng nhận chất lượng về những sàn tuyển dụng lao động trực tuyến. Chúng ta có thể dùng quản trị nhà nước hiện đại trên nền tảng môi trường 4.0, kết hợp với dùng quản trị của thị trường thông qua thương hiệu, thông qua sự minh bạch.
Để làm được việc này, Cục Việc làm cũng đề xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ, Quốc hội để đưa ra những thể chế, bảo đảm cho phép giao dịch việc làm trực tuyến. Quan điểm là, nhà nước xây dựng thể chế, chính sách. Các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu, chứng nhận chất lượng trên không gian mạng khi muốn giao dịch việc làm”.
Khi xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực dự báo cung - cầu lao động” thì thấy rằng có rất nhiều mô hình trên thế giới, rất nhiều kinh nghiệm, và cũng tranh cãi rất nhiều, mô hình nào là chính xác, mô hình nào không phù hợp? Có thể nói việc dự báo cung cầu lao động là rất khó khăn và rất phức tạp, càng dự báo cụ thể thì càng khó.
Do đó, quan điểm là, việc đầu tiên khi thực hiện Đề án này phải xác định chúng ta dự báo cho ai? Để làm gì? Có hiệu quả không?...
Từ đó xác định: Thứ nhất, dùng cho Trung ương - đấy là nhiệm vụ chính trị. Trung ương dùng dự báo cung cầu lao động để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một công việc rất cần thiết. Thứ hai, để hoạch định quy hoạch địa bàn, cũng hết sức cần thiết. Đấy là về dài hạn và trung hạn.
Và một việc nữa cũng hết sức cần thiết là dự báo ngắn hạn, thậm chí là hằng tháng, nhất là trong thời điểm khó khăn như dịch Covid-19 vừa qua. Dù có hay không có thì chúng ta cũng phải phân tích để phục vụ trước hết là cấp tỉnh. Đối với Bộ LĐ-TB&XHthì phải tổng hợp lại để báo cáo Chính phủ.
Trong đợt Covid-19 vừa qua, Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH phải có báo cáo về kinh nghiệm quốc tế về xử lý khủng hoảng bởi dịch Covid-19, phân tích chính sách của 115 nước, cập nhật thường xuyên từ tháng 3 cho đến tháng 9, làm hằng tháng;thậm chí có lúc làm hằng tuần khi tình hình căng thẳng. Phân tích thị trường và đưa ra những dự báo ngắn hạn.
Vấn đề nữa là chúng ta phải có dự báo cho doanh nghiệp, xu thế dịch chuyển việc làm từ lĩnh vực này sang lĩnh vực kia. Chúng ta phải dự báo được xu thế chuyển dịch việc làm trong một chuỗi giá trị, từ vị trí việc làm này lên vị trí việc làm cao hơn.
Thí dụ, nếu chiến lược của chúng ta là từ công nghiệp hóaphát triển công nghiệp phụ trợ, có nghĩa là chuyển từ giản đơn sang phụ trợ, rồi từ phụ trợ chúng ta đi thêm một bước nữa là nắm bắt công nghệ. Quá trình này đòi hỏi là phải dự báo được sự dịch chuyển của các khâu, công đoạn như thiết kế, phụ trợ... của các chuỗi giá trị thế giới dịch chuyển vào Việt Nam, và dịch chuyển của các vị trí lao động trong các chuỗi giá trị đó như thế nào…
Đây là một việc rất khó, phải xác định là cần dự báo cái gì cho người lao động, phải cụ thể vị trí việc làm đó nằm ở đâu, lương thế nào, vùng miền ra làm sao.... và phải đánh giá hiệu quả của nó. Đây là một tư duy hết sức thực tế nhằm bảo đảm được hiệu quả lao động.
Tôi cho rằng cần có nhiều hệ thống đa tầng để thu thập dữ liệu và dự báo. Thí dụ để dự báo cho Trung ương và cấp tỉnh, thành phố thì chúng tôi đang xây dựng một hệ thống quan trắc thông tin 63 tỉnh, thành phố để nắm bắt nhanh tình hình.
Dự báo chiến lược dài hạn thì chúng ta phải có bộ dữ liệu, Big Data kết nối các dữ liệu khác nhau để phục vụ quá trình phân tích. Quá trình dự báo này thời gian qua chúng ta thu thập dữ liệu một cách thủ công và rất khó khăn khi sự kết nối giữa các bộ, ngành còn hạn chế, còn rất nhiều vấn đề về thu thập, xử lý, kinh phí...
Tôi cho rằng việc thu thập xử lý dữ liệu cần hướng tới xã hội hóa, cần hình thành những doanh nghiệp chuyên nghiệp trong việc thu thập, xử lý dữ liệu, chứ không hẳn chỉ dựa vào các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học. Để bảo đảm được việc này cần sự quan tâm ủng hộ của Quốc hội để hoàn thiện thể chế, chính sách.
Bên cạnh đó, nếu chúng ta làm tốt việc thu thập dữ liệu, xử lý để dự báo cung cầu lao động sẽ giúp cho việc giao dịch trên thị trường được minh bạch hơn với chi phí giảm.
Chúng ta cần xác định rõ lại câu hỏi rằng, các Trung tâmDịch vụ việc làm có cần phủ sóng tất cả các giao dịch việc làm hay không?Và theo tôi nghĩ là không cần thiết.
Thứ nhất, theo tôi, vai trò của Trung tâm Dịch vụ việc làm mang tính chất điều phối, hỗ trợ, lôi kéo thị trường. Nếu các Trung tâm Dịch vụ việc làm hiện nay giải quyết được việc làm cho 50% người thất nghiệp, nhìn chung là tốt. Mặc dù các Trung tâm khác chỉ giải quyết được10% nhưng họ kết nối doanh nghiệp tốt, điều phối thị trường tốt, thì ở góc độ khác, tôi thấy đúng đắn hơn với vai trò của Nhà nước.
Cho nên, quan điểm hiện nay là xác định vai trò Trung tâm Dịch vụ việc làm làm gì? Đối với lao động thu nhập tương đối thấp ít được doanh nghiệp việc làm quan tâm hơn so với giao dịch việc làm có vị trí lương cao. Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi thì nên xây dựng thể chế, cơ chế vận hành để doanh nghiệp dịch vụ việc làm thực hiện.
Bài toán làm như thế nàođể kết nối hệ thống doanh nghiệp dịch vụ việc làm sao cho hiệu quảphải được làm rõ.
Thứ hai, thể chế, cơ chế dịch vụ việc làmphải thật sự kết nối được với doanh nghiệp. Trung tâm có thể mở rộng hoạt động với lĩnh vực khác mà không theo đặt hàng của Nhà nước,họ có thể đưa ra cơ chế (hiện nay chưa có), như thu phí trong việc cung cấp dữ liệu lao động – việc làm.
Nếu như chất lượng lao độngtrở thành lợi thế cạnh tranh, tại sao các nước lại bị tụt hậu? Thứ nhất, chúng ta chưa đủ sức để thực hiện công nghiệp hóa, bởi có nhiều cung bậc như: Sao chép, phụ trợ, quản trị và sáng tạochuỗi dây chuyền sản xuất,tạo ra công nghệ; làm chủ hoàn toàn các sáng chế, công nghệ. Vì vậy, muốn công nghiệp hóa hiệu quả, người lao động phải đủ sức bước lên các nấc thang của quá trình công nghiệp hóa về trình độ. Ngoài ra, chất lượng lao động phải có sức hút cạnh tranh.
Trung tâm Dịch vụ việc làm đã được thiết kế và vận hành đã có hiệu quả trong 10 năm qua nhưng thực tế đối với sự thay đổi hiện nay, thì đúng là có nhiều vấn đề.
Hiện nay chúng tôi đang sửa đổi Nghị định về các Trung tâm Dịch vụ việc làm và giao dịch. Vấn đề thứ nhất, ngay từ nhận thức, không phải chính quyền địa phương nào cũng nhận thức Trung tâm Dịch vụ việc làm đúng theo Công ước quốc tế 88 mà Chủ tịch Nước đã ký. Đó là Trung tâm Dịch vụ việc làm là đơn vị công, làm dịch vụ công, bảo đảm sự kết nối giữa thị trường và Nhà nước. Có những địa phương đã từng mong muốn cổ phần hóa các Trung tâm Dịch vụ việc làm và Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã có những hành động rất nhanh để chấn chỉnh.
Thứ hai, ngay cơ chế tổ chức của Trung tâm Dịch vụ việc làm hiện nay cũng đang khó khăn, chúng tôi đang cố gắng để đổi mới. Khó khăn thứ nhất, chúng ta xác định cơ chế của Trung tâm Dịch vụ việc làm có viên chức khung, và việc ký hợp đồng phải mở ra cho Trung tâm được phép ký hợp đồng với thị trường và nhận các hợp đồng giao dịch hỗ trợ các doanh nghiệp. Việc này vẫn còn khó khăn.
Chúng ta coi Trung tâm Dịch vụ việc làm hoạt động như một đơn vị hoàn toàn miễn phí với thị trường, trong khi đó kinh phí cấp cho các Trung tâm lại rất hạn chế và ngày càng bị cắt đi. Cho nên hiện nay chúng ta đang có một "cơ chế bó": Bắt Trung tâm hoạt động theo cơ chế thị trường, nhưng lại ở trong trạng thái bó các Trung tâm theo cơ chế hoàn toàn miễn phí, dịch vụ miễn phí. Đây là một mâu thuẫn mà chúng tôi đang cố gắng đề xuất để giải quyết.
Vấn đề thứ hai là tính chuyên nghiệp của các cán bộ Trung tâm. Làm các giám đốc và nhân viên Trung tâm đòi hỏi phải hiểu biết về thị trường, về kỹ năng giao dịch việc làm. Chúng tôi đã cố gắng đào tạo nhưng không phải lúc nào cũng có. Một số chính quyền địa phương chưa thực sự coi trọng vấn đề này. Có những cán bộ địa phương không hiểu gì về dịch vụ việc làm nhưng một ngày nào đó cũng vẫn có thể về làm giám đốc hay cán bộ ở Trung tâm. Cho nên việc chuẩn hóa trình độ, kỹ năng của đội ngũ Trung tâm dịch vụ việc làm là cũng hết sức khó khăn.
Đối với công nghệ thông tin (CNTT), Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo, và có chính sách. BHXH Việt Nam đã có đề án về CNTT đi trước. Hiện nay Cục Việc làm đang trình Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội một đề án CNTT về bảo hiểm thất nghiệp.
Quan điểm của Cục Việc làm khi trình Bộ và Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội là rất quyết tâm để số hóa toàn bộ hoạt động quản trị thị trường lao động, bảo đảm công nghệ 4.0, nhất là lĩnh vực việc làm phải đi đầu trong công nghệ này.
Khi làm dự án, không phải là mua hạ tầng tại Cục Việc làm, mà đàm phán và đưa vào dự án để thuê hạ tầng CNTT kết nối luôn với 63 Trung tâm Dịch vụ việc làm một hạ tầng tổng thể. Trên cơ sở đó, các Trung tâm Dịch vụ việc làm có thể kết nối với nhau trên băng thông rộng, và lập tức các phần mềm được viết trên hoạt động đó. Khi đó việc kết nối giữa BHXH và BHTN rất dễ dàng. Ngoài ra toàn bộ việc khảo sát điều tra về lao động và giao dịch việc làm sẽ được căn bản giải quyết bằng công nghệ thông tin.
Đối với cung cầu lao động, cung cầu lệch pha nhau là chuyện bình thường. Nếu không thì không có thị trường, và thị trường không hoạt động. Vấn đề là làm thế nào lấp đầy quá trình lệch pha đó nhanh chóng.
Ở Việt Nam, trình độ phát triển, sự liên kết giữa các vùng miền là hết sức bình thường, chúng ta không được coi đó là bất bình thường. Cung lao động ở một số vùng, một số tỉnh lớn là rất bình thường vì điều kiện phát triển kinh tế xã hội khác nhau. Vấn đề là chúng ta làm thế nào kết nối cung cầu đó. Hiện nay Cục Việc làm đã tổ chức kết nối các Trung tâm Dịch vụ việc làm liên vùng, liên tỉnh, thậm chí toàn quốc.
Năm 2020, Cục Việc làm đã kết nối giữa lao động bộ đội xuất ngũ với Trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An để giúp lao động vào Nam hoặc ra Bắc làm việc hoặc lao động ở nước ngoài. Việc đó lớn nhưng không khó lắm. Vấn đề khó hiện nay là mất cân đối cung cầu lao động nênkhó kết nối, đó là khi chúng ta mở cửa với thế giới và việc dịch chuyển các chuỗi giá trị.
Dịch chuyển ở đây có hai hướng là dịch chuyển giữa các chuỗi giá trị từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Thí dụ Việt Nam đang là điểm đến của công nghiệp điện tử, của logistic và dịch vụ hiện đại, thì phải làm thế nào cho lao động nông nghiệp, lao động của địa bàn nông thôn được đào tạo để dịch chuyển sang các lĩnh vực đó, tức là dịch chuyển theo chiều ngang.
Thứ hai, ngay trong một chuỗi giá trị, thí dụ ngay trong ngành nông nghiệp, nếu chúng ta càng hội nhập sâu về kinh tế toàn cầu, trình độ của người lao động phải dịch chuyển từ phân khúc này sang phân khúc kia. Sự dịch chuyển đó là về trình độ lao động chứ không phải lĩnh vực lao động.
Việc dịch chuyển giữa các lĩnh vực lao động đã là phức tạp và khó, việc dịch chuyển trình độ lao động trong một chuỗi giá trị, chúng tôi gọi là dịch chuyển lao động nội ngành còn phức tạp và khó khăn hơn nhiều. Quan trọng là phải xác định kỹ và dự báo, cung cấp cho các cơ sở đào tạo. Đó cũng là vấn đề dự báo thị trường lao động, rất khó. Nhưng hiện nay, công tác dự báo của chúng ta cũng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Việc giải quyết cung cầu giữa vùng miền là một chuyện, giải quyết cung cầu giữa các lĩnh vực nông nghiệp - công nghiệp - đô thị, nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là một chuyện nữa. Giải quyết vấn đề cung cầu giữa các địa bàn nông thôn là một câu hỏi, giải quyết vấn đề cung cầu giữa các chuỗi giá trị là một câu hỏi, giải quyết vấn đề cung cầu trong cơ cấu lao động nội ngành giữa các thang bậc của một chuỗi giá trị là vấn đề khó nhất mà hiện nay đang đặt ra.
Nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề này, rất khó công nghiệp hóa được. Đặc biệt trong công nghiệp 4.0, cung cầu lao động, chúng ta nói thế, về mặt định tính, nhưng thế nào là công nghiệp 4.0, đi vào từng lĩnh vực như thế nào, vậy nhu cầu như thế nào, kỹ năng của lao động 4.0 như thế nào và đòi hỏi bao nhiêu. Phải lượng hóa được, tuy không hoàn toàn chính xác nhưng chúng ta phải định hướng được, điều đó bây giờ chưa có.
Thứ nhất, ngành nông nghiệp truyền thống thì chỉ dừng lại ở bán sản phẩm thô và chuỗi nông nghiệp rất ngắn. Nhưng với nền nông nghiệp phát triển hiện đại thì phải phát triển nông nghiệp và thực phẩm. Nông nghiệp và thực phẩm phải thành chuỗi, từ nhà sản xuất đến phân phối trên thị trường, kể cả trong nước và xuất khẩu. Tư duy để xây dựng lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp phải là ngành nông nghiệp thực phẩm.
Thứ hai, phải xác định ai là lao động trong ngành nông nghiệp? Hiện nay, theo thống kê, lao động trong ngành nông nghiệp rất nhiều, nhưng nhiều địa phương lao động nông nghiệp được thống kê là những người được chia đất. Không phải. Lao động nông nghiệp là những người đang làm nông nghiệp và phải xác định lao động nông nghiệp là những người trực canh, trực tiếp làm nông nghiệp.
Có hai nhóm: Nhóm thứ nhất là lao động nông nghiệp có đất và trực tiếp sản xuất, đấy là trực canh. Trên thế giới, người ta thúc đẩy phát triển nhóm này và trở thành chủ nông trại, người ta thuê rất ít lao động. Đây mới là nền tảng vững bền của lao động nông nghiệp. Nhóm thứ hai là lao động nông nghiệp nhưng thực sự là ông chủ, là doanh nghiệpnông nghiệp.
Ứng xử của Nhà nước đối với doanh nghiệp nông nghiệp và người lao động trực canh rất khác nhau. Doanh nghiệp nông nghiệp chỉ kinh doanh khi có lãi, không bỏ sức lao động mà là thuê người lao động. Khi nông nghiệp có lãi thì đầu tư, khi giảm lãi thì rút vốn. Tính bền vững của doanh nghiệp này là không cao. Ngành nông nghiệp nếu phát triển về lâu dài mà chỉ dựa vào phần lớn thúc đẩy các doanh nghiệp thì rất rủi ro. Để nền nông nghiệp phát triển thì nền tảng nhất vẫn là chủ các trang trại lao động trực canh chứ không phải doanh nghiệp đi thuê người lao động.
Ở tất cả các nước nông nghiệp hiện đại, không một nước nào chủ trang trại đứng tên được cấp phép sở hữu đất và đứng tên sản xuất, ký xuất khẩu mà không có chứng chỉ và được đào tạo. Cho nên, phải gắn những người sở hữu đất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp với việc đào tạo, cấp chứng chỉ.
Đầu tiên là phải đào tạo và chuẩn hóa, nâng cao chất lượng của tất cả những chủ trang trại. Hiện nay, việc này chúng ta chưa xác định, chưa có tiêu chí và tiêu chí trang trại không phải tiêu chí của nông trại hiện đại.
Nông trại hiện đại là một đơn vị sản xuất, khác hẳn với trang trại. Nông trại hiện đại là đơn vị sản xuất kinh doanh và được thừa nhận bởi pháp luật, có tài khoản, có con dấu; người chủ trang trại được cấp phép và được đào tạo. Việt Nam phải hình thành những ông chủ trang trại như thế và chúng ta phải đào tạo đội ngũ nông dân hiện đại.
Việc này, phải xác định có chiến lược và đào tạo. Tôi nghĩ, ngành nông nghiệp nếu không xác định việc này thì không xây dựng được đội ngũ nông dân hiện đại như Nghị quyết Tam nông về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nền nông nghiệp hiện đại phải đào tạo về quản trị, từ kế toán, tư vấn kế toán cho nông nghiệp thế nào, một trang trại ra làm sao, quản trị chất lượng như thế nào… toàn bộ chuỗi chúng ta phải xác định. Trước khi xác định là chất lượng lao động như thế nào thì phải xác định một nền nông nghiệp hiện đại là như thế nào để đào tạo.